Mức Phạt Nồng Độ Cồn Với Ô Tô Và Xe Máy Mới Nhất 2024

Mức phạt nồng độ cồn là quy định của pháp luật khi người điều khiển phương tiện giao thông đã uống rượu bia và điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Tham khảo những chia sẻ trong bài viết của trang chủ OKVIP dưới đây để hiểu rõ hơn về các mức phạt nồng độ cồn theo quy định năm 2024.

Hiểu thế nào về khái niệm mức phạt nồng độ cồn

Định nghĩa mức phạt nồng độ cồn
Định nghĩa mức phạt nồng độ cồn

Mức phạt quy định của pháp luật hiện hành về mức phạt hành chính đối với những người điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi vượt quá mức quy định cho phép. Nồng độ cồn là một chỉ số đo lường có trong các loại đồ uống như: rượu, bia.

Việc điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng rượu, bia chính là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông không mong muốn. Hành vi này sẽ bị xử phạt nặng theo đúng quy định của pháp luật. Mức phạt nồng độ cồn dựa trên nồng độ chất kích thích này có trong khí thở hoặc trong máu. 

Sự ảnh hưởng của nồng độ cồn lên não bộ con người

Nồng độ cồn tác động lên não bộ rất lớn
Nồng độ cồn tác động lên não bộ rất lớn

App vay tiền online sẽ cung cấp cho bạn những thông  tin quan trọng về vấn đề này sau khi đã tìm hiểu khái niệm về mức phạt nồng độ cồn. Khi người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong máu có thể gặp các hiện tượng sau:

Làm giảm sự tập trung và khả năng phán đoán tình huống

Khi con người uống nửa lon bia đã có thể gây phấn khích cho não bộ, từ đó mất khả năng tập trung. Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường gây mất tập trung và khả năng phán đoán. Đây là mối nguy hiểm tiềm tàng, gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông. 

Gây ra việc phản xạ chậm và khả năng điều khiển hành vi

Chất kích thích này tác động lên não bộ khiến việc xử lý các thông tin bị chậm lại và khả năng phối hợp của các bộ phận cơ thể như tay, chân, mắt, tai. Điều này dẫn đến việc khi lái xe sẽ khó kịp thời xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra, gây mất an toàn. 

Làm giảm tầm nhìn của người điều khiển xe máy, ô tô

Người sử dụng rượu, bia gây tổn thương đến giác mạc, làm mờ mắt hoặc thậm chí không điều khiển được mắt. Việc này dễ gây ra tai nạn khi không quan sát được môi trường xung quanh khi lái xe.  

Cập nhật mức phạt nồng độ cồn mới nhất theo pháp luật hiện hành

Các quy định của pháp luật hiện hành về mức phạt nồng độ cồn
Các quy định của pháp luật hiện hành về mức phạt nồng độ cồn

Theo quy định hiện hành mới nhất hiện nay được cập nhật tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP) trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Mức xử phạt hành chính đối với xe máy và ô tô sẽ từ 2 – 40 triệu đồng. Mức phạt tùy thuộc vào loại phương tiện và mức đo được trên 100 mililit máu hoặc 1 lít khí thở.

Đối với ô tô

Điều 5 tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định rõ 3 mức phạt đối với người điều khiển ô tô khi vi phạm như sau:

  • Trong máu đã có nồng độ nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc hơi thở chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở sẽ phải chịu mức phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 theo quy định tại Điểm C khoản 6 Điều 5. Người vi phạm có thể bị tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. 
  • Trong máu đo được nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 mg/100 ml máu hoặc hoặc trong hơi thở có chỉ số vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 16.000.000 – 18.000.000 (Điểm c khoản 8 Điều 5). Ngoài ra, tài xế có thể bị tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng (Điểm g khoản 11 Điều 5)
  • Trong máu có nồng độ vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc hoặc hơi thở vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ phải chịu mức phạt tiền trong khoảng từ 30.000.000 – 40.000.000 (Điểm a khoản 10 Điều 5). Đồng thời, tài xế sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng  theo quy định tại Điểm h khoản 11 Điều 5.

Như vậy, theo quy định của pháp luật khi tài xế lái xe ô tô vi phạm quy định này thì có thể bị áp dụng mức phạt nồng độ cồn lên tới 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe trong 2 năm.

Đối với xe máy

Điều 6 tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) đã quy định rõ 3 mức phạt đối với người điều khiển xe máy vi phạm như sau:

  • Trong máu có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 mililit máu hoặc trong hơi thở có nhưng chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng tại Điểm c khoản 6 Điều 6. Và sẽ bị lập biên bản tước giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng(Điểm đ khoản 10 Điều 6).
  • Trong máu đo được mức vượt quá 50 đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc trong hơi thở vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000 đồng tại Điểm c khoản 7 Điều 6. Người điều khiển phương tiện có thể bị tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e khoản 10 Điều 6).
  • Trong máu có nồng độ chất kích thích này vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc hơi thở vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000(Điểm e khoản 8 Điều 6). Bên cạnh đó, sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng(Điểm g khoản 10 Điều 6)

Như vậy, mức phạt nồng độ cồn khi người điều khiển xe máy vi phạm quy định này có thể lên tới 8 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 năm.

Điều khiển xe ô tô khi vi phạm quy định nồng độ cồn có bị xử lý hình sự không?

Người điều khiển phương tiện không chỉ quan tâm đến mức phạt nồng độ cồn mà còn thắc mắc khi vi phạm có bị xử lý hình sự hay không.  Khi điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ chất kích thích trong máu vượt quá mức cho phép gây ra tai nạn giao thông có có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, tại Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 1017 đã quy định rõ điều này. Điều này đã quy định 4 khung hình phạt hình sự cụ thể. 

Cách xác định nồng độ cồn

Xác định nồng độ cồn bằng cách nào?
Xác định nồng độ cồn bằng cách nào?

Để đo được nồng độ này có thể dùng máy thở hoặc xét nghiệm máu. Đây là cơ sở để xác định mức phạt nồng độ cồn. Thường thì cảnh sát giao thông sẽ sử dụng máy thổi cho thuận tiện hơn. Mặc dù sử dụng máy thở cho kết quả nhanh, nhưng xét nghiệm máu sẽ cho kết quả chính xác hơn. 

Xác định nồng độ cồn trong máu

Công thức để xác định nồng độ này trong máu là: C = 1.056*A:(10W*R)

Trong đó:

  • A là số đơn vị cồn uống nạp vào cơ thể. Nồng độ chất kích thích này có thể đo được như sau: trong 220ml bia 5%, 100ml rượu vang là 13.5%, 30ml rượu mạnh là 40%.
  • W là cân nặng, tính theo kg.
  • R là hằng số hấp thụ rượu được xác định theo giới tính. Đối với nam R=0.7 và đối với nữ R=0.6. 

Cách xác định nồng độ cồn trong khí thở

Cơ sở để các chiến sĩ cảnh sát giao thông áp dụng mức phạt nồng độ cồn là xác định nồng độ này trong khí thở.

Công thức để tính trong khí thở là : B = C : 210

Chúng ta thường thấy các chiến sĩ cảnh sát giao thông sẽ sử dụng máy đo để kiểm tra nồng độ chất kích thích này của người điều khiển phương tiện giao thông.

Khi vi phạm quy định về nồng độ cồn có bị giữ phương tiện không?

Ngoài việc tìm hiểu về mức phạt nồng độ cồn thì nhiều người còn quan tâm đến vấn đề vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe hay không? Câu trả lời là có khả năng bị giữ xe. 

Cụ thể tại Điểm B khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020 quy định, thời gian tạm giữ phương tiện thông thường là 7 ngày, kể từ ngày tạm giữ (không tính thứ 7, chủ nhật hoặc ngày lễ, tết). Đối với vụ việc phải chuyển hồ sơ cho người có thẩm quyền xử phạt thì thời gian tạm giữ là 10 ngày làm việc. 

Kết luận

Hy vọng với nội dung bài viết trên đây sẽ giúp bạn có những kiến thức pháp luật liên quan đến mức phạt nồng độ cồn. Khuyên bạn khi đã sử dụng rượu, bia thì không nên điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Việc này gây nguy hiểm cho chính bạn và những người xung quanh.

5/5 - (3 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *